Quản Lý Bán Hàng | Giải Pháp Tốt Nhất Dành Cho Doanh Nghiệp

quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng là một hoạt động nghiệp vụ tập trung ứng dụng thực tế các kỹ thuật bán hàng và quản lý hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp. Vậy thực chất của việc quản lý bán hàng là gì? Cùng EMG Online tìm hiểu ngay nhé.

Quản lý bán hàng là gì? 

Đây là một chức năng kinh doanh quan trọng, thông qua việc bán sản phẩm/dịch vụ để đem về doanh thu lợi nhuận.

1. Công việc của quản lý bán hàng

– Thiết lập chiến lược phân phối

– Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng

– Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng

– Lập kế hoạch bán hàng

– Quản lý lược lượng bán hàng, khách hàng

– Huấn luyện nâng cao kỹ năng

– Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng

quản lý bán hàng

2. Cách quản lý nhiều cửa hàng bán lẻ

Để quản lý một cửa hàng bán lẻ hay là một chuỗi cửa hàng thì hầu hết người quản lý cần phải quan tâm những vấn đề sau:

2.1 Quản lý sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều có một mã vạch riêng, bạn có thể dùng chính mã vạch đó làm ký hiệu nhận biết cho mỗi mặt hàng. Khi cần thông tin về một hàng hóa nào đó, công việc chỉ cần nhập mã vạch và hệ thống sẽ đưa ra kết quả. (mọi thông tin về sản phẩm như: ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên sản phẩm,…)

2.2 Quản lý kho hàng

Kiểm soát tình hình số lượng sản phẩm còn lại trong kho rất cần thiết. Nó có thể tránh tình trạng thất thoát làm giảm chi phí.

Kho hàng được sắp xếp hợp lý để thuận tiện cho việc lấy hàng khi khách hàng yêu cầu.

Biết số lượng hàng còn lại trong kho sẽ thuận tiện cho việc cập nhật lấy thêm hàng hóa lúc cần thiết tránh tình trạng thiếu hàng tại shop.

Mọi thông tin, danh mục hàng hóa trong kho cần phải minh bạch rõ ràng thuận tiện cho quá trình giám sát và xử lý kịp thời khi có sự cố phát sinh.

2.3 Quản lý nhân viên

Bạn nên nhớ rằng: “người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên là đội ngũ nhân viên”.

Trong trường hợp cửa hàng có nhiều nhân viên hoặc nhân viên làm nhiều ca khác nhau. Việc theo dõi – đánh giá năng lực làm việc của nhân viên rất cần thiết. Nó góp phần củng cố hệ thống làm việc của cửa hàng.

2.4 Quản lý khách hàng

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, của cửa hàng. Các chương trình khuyến mãi, tích điểm đổi quà luôn có sức hấp dẫn với khách hàng. Hầu hết khách hàng đều có tâm lý chung “thích đồ khuyến mãi”. Những chương trình như vậy thu hút đem lại nguồn lớn khách hàng gia tăng lợi nhuận.

Bạn sẽ quan tâm  Production House là gì – Cần lưu ý gì khi lựa chọn Production House?

Cách quản lý giúp doanh nghiệp bán hàng và tăng doanh số hiệu quả nhất

1. Xác định chu kỳ bán hàng của sản phẩm

Mỗi một sản phẩm hoặc dịch vụ đều có một chu kỳ bán hàng nhất định. Để cách quản lý bán hàng được hiệu quả sẽ tiến theo các bước sau:

– Giới thiệu hoặc điện thoại chào hàng.

– Thực hiện cuộc hẹn.

– Trò chuyện với người sẽ đưa ra quyết định mua hàng.

– Trình bày sản phẩm.

– Gửi bản đề xuất.

– Chốt lại cuộc bán hàng.

quản lý bán hàng

2. Đặt ra các mục tiêu năng suất

Là một người quản lý, bạn không chỉ dạy cho nhân viên của mình những kỹ năng bán hàng cơ bản nhất để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp. Mà còn đặt ra cho họ những mục tiêu năng suất cần đạt được cũng như cách làm sao để có thể bán hàng hiệu quả.

3. Tăng năng suất bán hàng

Nếu số cuộc điện thoại mà nhân viên bán hàng gọi đi mỗi ngày quá thấp. Hay số cuộc hẹn gặp khách hàng cũng chẳng bao nhiêu. Không nên sử dụng dữ liệu ấy để thiết lập chỉ tiêu cho nhân viên mới. Đó là cách quản lý bán hàng hiệu quả.

6 bí quyết thành công cho các nhà quản lý bán hàng

Đối với mỗi doanh nghiệp, đội ngũ bán hàng luôn là yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà một quản lý giàu kinh nghiệm và năng lực là rất cần thiết. Không chỉ giúp xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Mà còn giúp tạo ra chiến lược thành công cho doanh nghiệp.

Nếu không có các quản lý bán hàng tuyệt vời, các công ty rất khó để đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.

1. Là một quản lý bán hàng giỏi, trước tiên bạn phải chủ động trong công việc

Quản lý bán hàng cần phải cố gắng để luôn luôn duy trì một thái độ tích cực và chủ động tiếp cận những nhân viên của mình. Đồng thời chủ động tạo ra tình huống để thúc đẩy một môi trường làm việc năng động, cạnh tranh lành mạnh. Các nhà quản lý phải liên tục làm việc để trở thành nhà quản lý tốt hơn.

2. Tìm người hỗ trợ đắc lực

Khi ở vị trí lãnh đạo , có thể dễ dàng bị quá tải công việc nên đừng ngại sử dụng những người khác trong công ty để giúp đỡ và hỗ trợ bạn.

3. Đào tạo nhân viên am hiểu sản phẩm

Nhớ rằng không phải tất cả mọi người ngay từ đầu đã là một nhân viên bán hàng. Vì vậy hãy đào tạo kỹ năng bán hàng cho những nhân viên mới hoặc những người cần sự giúp đỡ của bạn. Trong bộ máy hoạt động của một Doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ai cũng biết rằng đây là đội ngũ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Doanh nghiệp. Ai cũng muốn mình có một đội ngũ nhân viên bán hàng thật xuất sắc. Tuy nhiên, không có nhiều người quan lý dám hành động một cách quyết liệt để đạt được cái “Muốn ” đó của mình. Có chăng chỉ dừng lại ở việc cố gắng chi tiền trên các trang tuyển dụng uy tín để chiêu mộ nhân tài mới. Thay thế cho những nhân viên bán hàng kém của mình.

4. Cẩn thận trong tuyển dụng và dùng người

Hãy học cách nhận định tình huống khi một nhân viên không thích hợp cho một vị trí hoặc khách hàng nhất định để sắp xếp người phù hợp hơn.

Nếu bạn cảm thấy ai đó đang gặp khó khăn, hãy nói chuyện với họ và thảo luận về các mục tiêu và năng lực của người đó để cố gắng tìm một vị trí khác phù hợp hơn cho người đó. Để lại một người nào đó trong một vị trí mà họ khó có thể làm tốt chính là làm cho doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng.

Bạn sẽ quan tâm  B2C là gì?Các loại mô hình kinh doanh và lợi thế của mô hình B2C là gì

5. Đối với tất cả các vị trí quản lý, giao tiếp là cực kỳ quan trọng

Giao tiếp hiệu quả thành công kết nối mọi người lại với nhau. Các nhà quản lý giỏi nên tập trung vào việc tạo ra sự hiểu biết thực tế, có chính sách mở với các nhân viên của bạn và thường xuyên nói chuyện với họ về con người, chính sách , và các quá trình có thể tạo ra rào cản cho sự thành công của họ .

6. Quản lý đóng vai trò chỉ hướng và phát triển nhân viên

Một vai trò quan trọng của nhà quản lý là giúp phát triển tài năng và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên của mình các kỹ năng bán hàng cần thiết. Dành nhiều thời gian tập trung vào việc tư vấn và hướng dẫn cho các nhân viên, giúp họ củng cố sự tự tin.

Hãy nhớ rằng: mỗi nhân viên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công cho công ty, và việc có những nhà quản lý giỏi có thể giúp tăng sự thành công này . Hãy phát triển các kỹ năng và phẩm chất mà bạn cần phải có để dẫn dắt một đội ngũ bán hàng hiệu quả giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

5 Kỹ năng hàng đầu của người quản lý bán hàng

1. Lắng nghe và giao tiếp

Một người quản lý thì nên dành sự chú ý hoàn toàn và thời gian để hiểu được những gì người mua hay những người khác đang nói. Nên đặt câu hỏi thích hợp và hạn chế sự gián đoạn không cần thiết. Tiếp thu những gì khách hàng nói và làm điều gì đó để có thể đáp ứng họ, đó là công thức cho một sự nghiệp bán hàng thành công.

Khi miêu tả một sản phẩm, điều quan trọng cần lưu ý là làm sao để khách hàng đánh giá cao cách thông tin được trình bày qua chính thông tin đó. Một người quản lý bán hàng tuyệt vời nên biết giao tiếp một cách khôn ngoan.

2. Kỹ năng phân tích

Xứ lí những thông tin khác nhau từ nhiều nguồn bao gồm cả sự thật và tin giả là 1 việc đi kèm với người quản lý. Một người quản lí giỏi thì nên có khả năng phân biệt được đâu là sự thật hay tin đồn. Tiếp đó là đưa ra kết luận hợp lí dựa trên sự thật. Có khả năng hiểu được nguyên nhân của những sự cố kinh doanh cụ thể và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Một giải pháp lý tưởng sẽ liên quan đến việc cân bằng giữa các lợi thế và bất lợi cùng với việc sẵn sàng đánh đổi. Đồng thời sử dụng phần mềm quản lý khách hàng chuyên nghiệp để có thể quản lý và phân tích số liệu một cách trực quan nhất. Từ đó có thể tìm ra được phương pháp thay đổi cho phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh.

3. Huấn luyện và cố vấn

Một trong những điều để cải thiện doanh số bán hàng trong công ty là khả năng đào tạo và cố vấn của đại lý bán hàng. Sự thực hành thường xuyên được tin rằng có thể sẽ tăng khả năng giành được những tiềm năng thực sự. Việc đào tạo khả năng bán hàng sẽ thúc đẩy các đại lý làm việc chăm chỉ hơn và dám bước ra khỏi vùng an toàn.

Để trở thành 1 người quản lý bán hàng giỏi, đừng ngại đối đầu với những nhân viên bán hàng khi họ không hoàn thành nhiệm vụ. Trên thực tế, bạn nên tiến xa hơn bằng cách lên lịch kiểm tra bất ngờ mà tập trung vào các vấn đề về hiệu suất, từ đó khắc phục các sự cố ấy.

4. Lãnh đạo bằng những ví dụ

Một người quản lý tuyệt vời sẽ có thể thiết kế và truyền đạt tầm nhìn của công ty với đội ngũ bán hàng. Do đó, đội ngũ bán hàng sẽ cần một người lãnh đạo tập trung, đáng tin cậy và có khả năng giúp họ hiện thực hóa tầm nhìn của công ty. Là một người quản lý có năng lực, bạn cần kết hợp tất cả các kỹ năng này và truyền cảm hứng cho đội ngũ của bạn để không chỉ đạt được các mục tiêu mà còn thực hiện được nó trong khoảng thời gian nhất định.

Bạn sẽ quan tâm  Sách hiệu ứng chim mồi là gì ? Những chiến lược cụ thể của hiệu ứng chim mồi

Đưa ra một vai trò tích cực trong các nhiệm vụ cụ thể và dẫn dắt các đại lý bán hàng bằng ví dụ. Cách làm này không chỉ thúc đẩy nhân viên bán hàng mà còn khuyến khích họ bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

5. Nhạy bén trong kinh doanh

Một người quản lý bán hàng tuyệt vời nên có tư duy phản biện và đưa ra được những cách thức hay chiến lược tốt nhất để đạt được mục tiêu bán hàng của công ty. Những chiến lược này được tạo ra từ kiến thức sâu rộng về môi trường kinh doanh và có thể phân bổ ra các đại lý bán hàng. Một đội ngũ bán hàng am hiểu sẽ có thể đưa được ra những quyết định khôn ngoan, lên kế hoạch hiệu quả và phân bổ nguồn lực dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Tại sao bạn nên dùng phần mềm quản lý bán hàng?

Khi làm kinh doanh, bán hàng nhất là trong ngành vàng bạc phải đối mặt với rất nhiều công việc cần làm. Từ việc tìm nguồn hàng chất lượng, vận chuyển, bảo quản kho, tìm kiếm khách hàng bằng nhiều hình thức marketing và quảng cáo online và offline đến các công việc bán hàng, cân đối thu – chi và tính toán chi phí để có lãi và tái đầu tư tiếp. Sau đó bạn còn cần phải quan tâm đến việc quản lý hàng hóa làm sao để không bị hỏng hóc hay thất thoát.

Khi áp dụng phần mềm quản lý bán hàng bạn cần quan tâm đến những vấn đề gì?

Trong công việc kinh doanh, nhất là trong ngành vàng bạc hiện nay, việc áp dụng phần mềm bán hàng vàng ngày càng phổ biến bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi họ muốn có một công cụ để quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh của họ hằng ngày dù họ phải đi công tác hay không có mặt tại doanh nghiệp.

Khi áp dụng phần mềm quản lý bán hàng trong ngành vàng bạc đá quý, phần mềm đó phải có đầy đủ các chức năng quản lý cần thiết, giao diện đơn giản và có thể dễ dàng sử dụng, có khả năng nâng cấp trong tương lại. Ngay tại công ty cung cấp phần mềm, có dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chất lượng, có thể hỗ trợ online nhanh chóng.

 

Tìm kiếm liên quan đến quản lý bán hàng

  • phần mềm quản lý bán hàng miễn phí
  • phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
  • phần mềm quản lý bán hàng online
  • phần mềm quản lý bán hàng offline
  • phần mềm quản lý bán hàng kiotviet
  • phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất
  • phần mềm quản lý bán hàng sapo

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *