Mẹo sử dụng tính năng Swipe up cho định dạng Story trên Instagram

Mẹo sử dụng tính năng Swipe up cho định dạng Story trên Instagram

Nếu bạn đang tìm cách để tăng độ phủ sóng trên nền tảng Instagram, tính năng Swipe up sẽ là thứ bạn không thể bỏ qua trong chiến lược Marketing của mình. Swipe up hay còn gọi là “Vuốt lên” là tính năng xuất hiện trên các Stories của Instagram, cho phép hướng người dùng tới trang đích tại nền tảng này, từ đó thu hút thêm nhiều lượt nhấp và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong bài viết này, EMG Online sẽ giới thiệu chi tiết về tính năng Swipe up, cách hoạt động cũng như làm thế nào để tận dụng tối đa tiềm năng của nó. 

Tính năng Swipe up trên Instagram là gì?

Các Marketer đều hiểu rằng Instagram không cung cấp nhiều cách để bổ sung các đường link vào bài đăng của họ. Nếu thay đổi các đường link ở phần giới thiệu (bio) thì sẽ rất tốn công mà lại không mang nhiều kết quả, nhất là khi phải đăng tải rất nhiều nội dung khác nhau trong một ngày và dẫn link tới các trang đích khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, tính năng Swipe up trên Instagram Story đã ra đời và nó đã chứng tỏ được sự hữu ích của mình.

Tính năng cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm, bài đăng trên Blog hay dẫn đến các trang đăng ký. Những trang này sẽ được mở trực tiếp trong ứng dụng để người dùng khám phá. Khi một đường link được chèn bởi tính năng Swipe up và đăng tải lên Story, người xem có thể dễ dàng nhấp vào phần mũi tên ở góc dưới cùng của màn hình và “vuốt lên” để truy cập vào đường link. Minh họa về một Story có đính kèm link Swipe up ở dưới đây:

Làm thế nào để sở hữu tính năng Swipe up trên Instagram

Như đã nói ở trên, chỉ có những tài khoản đáp ứng được các tiêu chí nhất định mới được Instagram cấp phép sử dụng tính năng Swipe up cho Story. Sở dĩ Instagram muốn giữ tính năng này là độc quyền trong thời gian này nên họ đã đặt ra một số giới hạn. Để có thể sử dụng tính năng Swipe up, tài khoản của bạn phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Là dạng tài khoản Instagram doanh nghiệp
  • Tài khoản phải sở hữu trên 10,000 người theo dõi

Hoặc

  • Tài khoản Instagram đã được xác minh (có dấu tick xanh)

Điều này có nghĩa rằng với những tài khoản của người nổi tiếng, người của công chúng hay các thương hiệu đã được xác minh và chưa đạt đủ 10,000 người theo dõi vẫn có thể sử dụng tính năng Swipe up.

Cách chèn link vào trong Instagram Story

Sau khi thỏa mãn các tiêu chí để sở hữu tính năng Swipe up, biểu tượng gán link sẽ tự động xuất hiện ở phía trên cùng trong mục công cụ chỉnh sửa Story (biểu tượng thứ tư tính từ ngoài cùng bên phải)

Bạn sẽ quan tâm  2 tỷ ngân sách Marketing làm được những gì?

Sau khi nhấp vào biểu tượng đó, một cửa sổ sẽ hiện ra và cho phép bạn đính kèm đường link vào trong nội dung của Story. Tại đây, bạn có thể tùy ý thêm link mà bạn muốn, đó có thể là link dẫn đến một bài đăng trên blog, link dẫn đến trang đích hay một nội dung nào đó mà bạn chia sẻ với khán giả của mình.

Đây cũng là nơi để bạn chèn các thông tin về sự hợp tác thương hiệu nếu bạn đang muốn chia sẻ một nội dung được tài trợ. Khi gắn thẻ đối tác doanh nghiệp sẽ giúp hiển thị nội dung nhãn “paid partnership with” (hợp tác với ….) trên story của bạn, tuy nhiên điều này cũng giới hạn khả năng chỉnh sửa Story của bạn.

Bạn chỉ cần lựa chọn mục ” +Web Link”, sau đó chèn phần URL đường link bạn muốn và nhấp nút Done. Bạn cũng có thể dễ dàng xóa hoặc chỉnh sửa đường link bằng cách nhấp vào biểu tượng đó lần nữa, rồi và chia sẻ Story đó với cộng đồng người theo dõi.

Tận dụng tối đa khả năng gắn link trên Instagram Story

Sau khi bạn đã hiểu cơ bản về tính năng Swipe up cũng như cách để sở hữu và sử dụng nó thì ở phần này chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những cách khác nhau để tận dụng ưu thế mà khả năng này mang lại.

Quảng bá những bài đăng trên blog

Đúng như tên gọi, bạn sẽ sử dụng tính năng Swipe up để quảng bá bài đăng trên blog của mình. Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tạo ra một phần hình ảnh bắt mắt và liên quan tới nội dung bài viết, sau đó chia sẻ nó lên Instagram Stories. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút thêm nhiều sự quan tâm cho bài viết của bạn. Chỉ cần lưu ý rằng, bạn đã đảm bảo chính xác về kích cỡ hình ảnh khi đăng chúng lên Story, bởi lẽ không phải thiết bị di động nào cũng có chung một kích cỡ. Khi tạo ra hình ảnh trực quan, chắc chắn rằng những chi tiết trong đó đều liên quan tới nội dung của bài viết trên Blog và đúng với tính chất của thương hiệu. Bạn cũng có thể sử dụng cùng bộ font và màu sắc mà thương hiệu đang sử dụng, từ đó giúp mang lại một trải nghiệm nhất quán khi người xem tương tác với thương hiệu, nhất là khi họ đang lướt xem Instagram Stories. Dưới đây là một ví dụ về một Blogger chia sẻ nội dung của mình trên Stories.

Nhìn vào ví dụ có thể thấy phần hình ảnh và văn bản đều rất ngắn gọn, rõ ràng, với tên của Blog nằm ở phía trên bức hình, phía dưới là tiêu đề của bài viết trên Blog, thậm chí Blogger này còn đính kèm cả câu CTA “Swipe up” (vuốt lên) và xếp nó ở ngay trên nút “See more” trên Story để thu hút người xem nhấn vào. Bạn có thể theo dõi hiệu suất Stories ở ngay trong mục Instagram Insights.

Quảng bá sản phẩm

Một cách khác để tận dụng tính năng Swipe up trên Instagram Story chính là quảng bá sản phẩm của bạn. Suy cho cùng, Instagram là một nền tảng mạng xã hội hình ảnh, vì vậy sử dụng nó để chia sẻ những bức hình sản phẩm được chụp chuyên nghiệp, chỉn chu, đi kèm là một đường link dẫn trực tiếp tới trang bán sản phẩm thì chẳng phải quá hợp lý hay sao. Hãy nhìn vào ví dụ dưới đây về cách mà thương hiệu quần áo DressUp đã tận dụng Instagram Story để quảng bá cho sản phẩm áo mùa hè của họ.

Bạn sẽ quan tâm  Các kênh phân phối trong Trade Marketing | Tomorrow Marketers

Bằng cách kết hợp các tính năng của Instagram, thương hiệu này đã tạo ra một bộ sưu tập sản phẩm trên chính Story của mình, cùng với tính năng Swipe up đã giúp người xem có thể dễ dàng mua sắm sau khi nhìn thấy sản phẩm ưa thích của mình. Thậm chí bạn có thể “nâng tầm” hơn nữa nếu kết hợp với tính năng Instagram shopping, dẫn link sản phẩm trực tiếp vào tài khoản Instagram để người dùng khi xem story có thể trực tiếp mua sản phẩm mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng.

Quảng bá sự kiện trực tuyến

Nếu bạn đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện trực tuyến và cố gắng tạo ra sự khác biệt cho nó, hãy sử dụng tính năng Swipe up để thu hút người đăng ký. Có thể bạn đã chuẩn bị sẵn những ấn phẩm truyền thông cho sự kiện này, vì vậy hãy chia sẻ chúng lên Stories của sự kiện và đính kèm đường link dẫn tới trang đăng ký. Hãy nhìn vào ấn phẩm truyền thông cho sự kiện Webinar của Zapier dưới đây. Họ đã chia sẻ một bài đăng trên Instagram từ bảng tin của họ lên Story, sau đó đính kèm một đường link Swipe up, giúp người xem có thể dễ dàng đăng ký tham dự sự kiện Webinar sắp tới.

Bạn có thể dễ dàng chia bài đăng trên Instagram lên Story của mình bằng cách nhấp vào biểu tượng chia sẻ và lựa chọn chia sẻ lên Story. Đây có thể là một cách tuyệt vời để thêm link vào bài đăng trên Instagram và khiến những người đang xem Story của bạn nhấp vào bảng tin.

Quảng bá Landing page

Cho dù bạn có liên kết với một trang bán hàng, trang dịch vụ hay Landing page (trang đích), thì việc thu hút khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Các loại trang web này về bản chất là các trang giao dịch, có nghĩa là mục đích của chúng là thu hút khách truy cập và khiến họ đăng ký hoặc mua hàng. Hãy xem Instagram Stories dưới đây và cách họ liên kết tới trang bán hàng và khóa học trực tuyến.

Bạn có thể tạo các hình ảnh đồ họa hoặc video về một dịch vụ hoặc thậm chí chia sẻ chính video của người dùng làm chứng thực xã hội và sử dụng chúng để liên kết đến Landing Page thông qua Instagram Stories.

Quảng bá video

Nếu bạn mới đăng tải một video mới lên trên IGTV, YouTube, Facebook hay trực tiếp lên trang web của mình, hãy tận dụng tính năng Swipe up để chia sẻ đường link video đó lên trên Stories và chúng sẽ giúp bạn cải thiện số lượt xem đáng kể. Dưới đây là ví dụ về một YouTuber đã sử dụng thumbnail của video mới nhất trên Youtube và chia sẻ nó lên Instagram Stories. Phần link đính kèm sẽ dẫn trực tiếp người xem đến video mới trên YouTubecủa cô và họ có thể xem tại đây ngay lập tức.

Khi bạn mở khóa tính năng Swipe up trên Instagram, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược quảng bá nội dung chéo đa nền tảng lên trên Story của mình.

Bạn sẽ quan tâm  Thế nào là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp? – Inbound Marketing in Vietnam

Quảng bá để tăng lead (khách hàng tiềm năng)

Nếu bạn đang có nhu cầu phát triển danh sách email, thu hút lead thì liên kết trên Instagram Story cũng là một cách tuyệt vời để bạn có thể tham khảo. Qua ví dụ quảng cáo trên Instagram Stories như dưới đây, Templafy đã thêm một hình thức đăng ký rất dễ sử dụng, chỉ cần vuốt lên thay vì điều hướng tới một trang đăng ký mới.

Cách để cải thiện lượt vuốt lên

Sau khi bạn đã sẵn sàng để tận dụng toàn bộ tiềm năng của Swipe up trên Instagram Story, điều quan trọng tiếp theo chính là tìm cách để cải thiện số lượt nhấp vào đường link ấy, nhờ vậy mới mang về hiệu quả cho các chiến dịch quảng bá hay thu hút thêm lượt ghé thăm trang web của bạn.

Đính kèm lời kêu gọi hành động (CTA)

Đầu tiên, bạn luôn cần đính kèm CTA ngay trong Story của mình, bất kể nó là video hay hình ảnh thì luôn cần lôi kéo sự chú ý của người xem với phần vuốt lên để truy cập đường link ở phía dưới cùng màn hình Story.

Đính kèm hình GIF hoặc các mũi tên

Instagram có hẳn một kho tàng biểu tượng để người dùng thỏa sức sáng tạo cho nội dung trên Story, thậm chí giờ đây người dùng có thể đính kèm cả hình GIF. Mục đích của chúng là để tạo sự thu hút cho Story với người xem và đây cũng là cách để lôi kéo họ chú ý tới phần link ở phía dưới của Story. Thông thường bạn sẽ lựa chọn các biểu tượng có dạng mũi tên và hướng nó về phía đường link, hoặc bạn cũng có thể sử dụng chính hình GIF từ khóa “Swipe Up”, nhờ vậy người xem có thể biết được story đó có đính kèm Link để họ nhấp vào.

Đăng tải thường xuyên

Với bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào, bạn càng đăng tải thường xuyên hơn thì càng thu về nhiều lượt tiếp cận và tương tác hơn. Nếu một người dùng thường xuyên xem Stories, thương hiệu của bạn sẽ được xuất hiện ở ngay phần đầu bảng tin trên thanh Stories của họ. Tương tự như vậy, nếu bạn nghỉ dài hơi và không đăng bất kỳ Stories nào, dĩ nhiên bạn sẽ mất đi vị trí này và kéo theo mất đi những khán giả tận tụy và thậm chí là khách hàng trung thành tiềm năng. Sau khi bắt tay vào thực hiện chiến lược Instagram Stories, cố gắng duy trì để bạn không bỏ phí công sức đã bỏ ra cũng như lượng khán giả trung thành.

Tuấn Anh – EMG Online

Theo SproutSocial

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *